Quan niệm truyền thống từ ngàn xưa của người dân Việt Nam cho rằng: mỗi một khu vực, vùng đất đều có thần linh trấn quản. Bởi vậy sinh ra lễ nhập trạch – cúng vào nhà mới với mục đích trình báo, xin phép thần linh chấp thuận. Vậy làm lễ nhập trạch nhà mới như thế nào và cần lưu ý gì? Mời mọi người tham khảo ngay sau đây.
Những lưu ý trước khi làm thủ tục nhập trạch
Theo chiết tự “nhập” có nghĩa vào, “trạch” là nhà, như vậy hiểu một cách đơn giản nhập trạch là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch được ví như việc “khai báo thường trú” với thần linh, thổ địa đang cai quản khu vực ngôi nhà. Đây là một nghi lễ cổ truyền khá quan trọng trong văn hóa Việt được lưu truyền từ ngàn đời qua. Để mọi thứ được thuận lợi, trước khi làm thủ tục nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đầu tiên, phải chọn được ngày lành tháng tốt để dọn vào nhà mới.
Việc dọn tới nhà mới phải thực hiện chính xác theo ngày giờ đã chọn sẵn và chỉ duy nhất người trong nhà mới được có mặt vào thời điểm này. Tránh mời bạn bè, khách khứa đến trong thời điểm này bởi lễ nhập trạch nhà mới mang ý nghĩa tâm linh, thông báo với công thần, thổ địa hoàn toàn khác với tiệc mừng tân gia.
Cũng có quan niệm nhà có người mang thai thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách bắt buộc không thể không chuyển nhà thì nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người mang thai quét qua các đồ đạc trong nhà cũ một lượt rồi mới chuyển, như vậy mới tránh được tội “Thần thai”.
Các bước làm lễ nhập trạch nhà mới chuẩn nhất
Khi đến đúng ngày giờ đẹp đã chọn thì tiến hành thủ tục lễ nhập trạch nhà mới. Nếu là gia đình có đầy đủ vợ chồng, con cái thì đầu tiên là người vợ gia chủ sẽ cầm 1 cái gương tròn (mặt gương hướng soi vào nhà). Tiếp đến, gia chủ tự tay cầm bát hương bước qua bếp than củi đã được chuẩn bị sẵn đặt ở vị trí giữa cửa chính. Đặt bát hương lên bàn thờ. Nếu nhà không có đàn ông thì người mẹ đem bát hương vào. Sau đó lần lượt những thành viên trong nhà mới vào sau đem vào những đồ dùng thiết yếu quan trọng.
Một trong những vật dụng không được thiếu là bếp (bếp điện hay bếp ga đều được) nhưng nên hạn chế bếp từ vì bếp từ có tính nóng nhưng không có lửa, không đại diện cho nguồn năng lượng tự nhiên mạnh mẽ. Và mọi người hãy khai bếp, lan tỏa năng lượng bằng cách bật lửa đun nấu ít nhất 5 đến 10 phút. Cần mang vào nhà mới cả chiếu, đệm hoặc thẩm đã sử dụng từ nhà cũ, chổi, mắm, muối, đồ tư trang quý giá… Tuyệt đối không nên đi tay không vì nó mang ý nghĩa không có của cải. Sau khi đã chuyển xong tất cả đồ đạc hoặc nếu không kịp thì là những đồ đạc quan trọng nêu trên mới mang mâm lễ cúng nhập trạch nhà mới vào sau cùng.
Cần đặt bát hương và bố trí mâm cúng đúng trật tự. Cỗ xôi gà đặt bên phải theo hướng từ ngoài nhìn vào, lễ chay đặt bên trái. Về vị trí bát hương, đặt theo hướng từ dưới nhìn lên: Thần linh đặt giữa; Gia tiên bên phải; Bà cô bên trái (nếu có). Y mã phục đặt trên bàn thờ hoặc trên mâm chè trước ban thờ. Lễ chúng sinh đặt trước cửa. Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ, mời thầy hoặc gia chủ hành lễ khấn lạy. Cuối cùng tiến hành dọn lễ, hóa vàng. Lưu ý, mọi người phải hóa vàng trên ban thờ trước rồi mới hóa vàng cúng chúng sinh.
Hy vọng với những lưu ý và thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới trên, gia đình bạn có thể thuận lợi chuyển vào và sinh sống tại nơi ở mới, đảm bảo may mắn, sức khỏe dồi dồi, sự nghiệp phát triển như ý.
Xem thêm các chia sẻ hữu ích khác tại: gachtrungdo.com.vn
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828